Chuyển đến nội dung chính

Video Nổi bật

REPORT 13,14T HOT 2017

Vào vấn đề luôn :) VÀO TRANG VICTIM CẦN BÁO CÁO MẠO DANH + THỜI GIAN NÀY KHÔNG PHÙ HỢI = ẢNH KHỎA THÂN VÀ KHIÊU DÂM + DOANH NGHIỆP xong rồi vào link https://www.facebook.com/help/contact/209046679279097 Nhập link victim cần report Tên của victim chọn 9 năm FAKE IP HÀN QUỐC + NGÔN NGỮ rồi thần chú lun : 이 페이지는 내 딸 을 사칭 , 우리는 페이스 북 을 내 아동 보호 팀 때문에 삭제 바랍니다. 감사 Báo cáo xong rồi vào link 14t https://www.facebook.com/help/contact/1408156889442791 Tiếp theo thì FAKE IP NHẬT BẢN + NGÔN NGỮ vào link 13t ở trên làm xong rồi thì vào link 14t làm như y chang như trên 13t thần chú lun : このページには、私の娘を偽装している、と私たちは児童保護チームので、私のFacebookの削除を願っています。おかげで hóng victim die thôi -.-

NHỮNG LƯU Ý TRONG XỬ TRÍ CO GIẬT/ ĐỘNG KINH NGOÀI BỆNH VIỆN.


Cứ 10 người có khoảng 1 người đã, đang hoặc sẽ bị co giật ít nhất 1 lần trong đời. Vì vậy, co giật là một “tình trạng” khá thường gặp, và trong cuộc đời mình, bạn có khả năng cao sẽ phải chứng kiến một người bị co giật cần giúp đỡ! Vì vậy, chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản cần thiết để có thể “giúp đúng” khi cần, hoặc ít nhất, phải biết những hành động nào gọi là “giúp sai” để tránh, không làm tổn thương thêm người cần giúp một cách ngoài ý muốn!
Điều bạn cần biết đầu tiên, và nên luôn nhớ là: BẠN KHÔNG THỂ LÀM GÌ ĐỂ DỪNG CƠN CO GIẬT CỦA MỘT NGƯỜI ĐƯỢC!
Điều thứ 2 nên biết, là: NGƯỜI CO GIẬT KHÔNG THỂ TỰ NUỐT LƯỠI CỦA MÌNH, CŨNG KHÔNG BỊ NGẠT THỞ VÌ CO GIẬT!
Điều thứ 3 nên biết, là: mặc dù bạn có thể cảm thấy rất dài, đa số các cơn co giật CHỈ DÀI KHOẢNG VÀI PHÚT, trung bình là 5 phút, mà thôi!
Vì vậy, đây là những bước bạn nên làm để “giúp đúng”:

1. Bạn ráng giữ bình tĩnh, không manh động xoắt xít la lối om xòm, , sẽ làm rối tình hình hơn
2. Yêu cầu người xung quanh giữ bình tĩnh, và lùi ra xa
3. Nhẹ nhàng đỡ người đang bị co giật nằm xuống một mặt phẳng an toàn: như sàn nhà, hoặc miếng nệm (nếu để trên giường – coi chừng bị té).
4. Xoay lưng người đang bị co giật, để họ nằm nghiêng một bên – giúp dễ thở hơn.
5. Kê một cái gối mềm dưới đầu, hoặc có gì dùng đó, như gấp cái mền nhỏ, áo khoác…
6. Nhìn xung quanh xem có đồ vật cứng, nhọn, dễ bể, dễ cháy…gần bên hay không, nếu có, thu dọn hết những đồ vật này ra xa, để phòng ngừa chấn thương thêm cho bạn và người co giật.
7. Xem trên người của người co giật có gì nguy hiểm không: tháo mắt kính ra, cởi/nới cà ra vát, khuy áo sơ mi, nếu có dây nhợ gì trên cổ, trên người, nên tháo ra đề phòng thắt, ngạt.
8. Cố gắng theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tè ướt quần hay không…), để bạn có thể kể lại với bác sĩ, hoặc với người co giật sau này.
9. Xem đồng hồ, tính thời gian cơn co giật (điều này rất quan trọng)
10. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, gọi cấp cứu!
Đây là những điều SAI mà bạn KHÔNG NÊN LÀM:
1. Không ráng đè lên người co giật, hoặc cố gắng làm bất kì điều gì để dừng cơn co giật – vô ích
2. Không cho bất kì vật gì, chất gì vào miệng người co giật, kể cả tay của bạn
3. Không ráng hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân - người đang co giật vẫn tự thở được.
4. Không cho người co giật vào bồn tắm – có thể gây ngạt/sặc nước thêm.
Khi ngừng cơn co giật, bạn nên:
1. Ở lại theo dõi người bệnh cho đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn.
2. Khi người bệnh tỉnh táo, giúp họ ngồi lên ở một nơi an toàn, trấn an họ, và kể lại những gì bạn ghi nhận được cho họ biết
3. Gọi người quen của người bệnh đến để đưa họ về nhà hoặc đi khám bệnh viện cho an toàn.
4. Nếu sau khi ngưng co giật, người bệnh không tỉnh lại, hoặc nhìn thấy rất “bệnh”, nên gọi cấp cứu.
Bs. Huyên Thảo.
Nguồn tham khảo:
1. Seizure First Aid; Centers for Disease Control and Prevention.
2. Febrile convulsions; Kids health info; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

©2018.Blog Y - Dược
Chịu trách nhiệm :Đinh Văn Thế