Chuyển đến nội dung chính

Video Nổi bật

REPORT 13,14T HOT 2017

Vào vấn đề luôn :) VÀO TRANG VICTIM CẦN BÁO CÁO MẠO DANH + THỜI GIAN NÀY KHÔNG PHÙ HỢI = ẢNH KHỎA THÂN VÀ KHIÊU DÂM + DOANH NGHIỆP xong rồi vào link https://www.facebook.com/help/contact/209046679279097 Nhập link victim cần report Tên của victim chọn 9 năm FAKE IP HÀN QUỐC + NGÔN NGỮ rồi thần chú lun : 이 페이지는 내 딸 을 사칭 , 우리는 페이스 북 을 내 아동 보호 팀 때문에 삭제 바랍니다. 감사 Báo cáo xong rồi vào link 14t https://www.facebook.com/help/contact/1408156889442791 Tiếp theo thì FAKE IP NHẬT BẢN + NGÔN NGỮ vào link 13t ở trên làm xong rồi thì vào link 14t làm như y chang như trên 13t thần chú lun : このページには、私の娘を偽装している、と私たちは児童保護チームので、私のFacebookの削除を願っています。おかげで hóng victim die thôi -.-

SƠ CỨU TRẺ BỊ CHẢY MÁU MŨI CHI TIẾT




Chảy máu mũi xảy ra khi một mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi vỡ đi. Niêm mạc mũi rất mỏng manh, và các mạch máu nhỏ nằm sát bề mặt niêm mạc, vì vậy, các mạch máu nhỏ này rất dễ vỡ và gây chảy máu.
Chảy máu mũi xảy ra rất phổ biến ở trẻ, và có thể gây ra từ những nguyên nhân rất nhỏ nhặt, tưởng chừng vô hại, như trẻ móc mũi, xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên, bỏ vật lạ vào mũi, hoặc bị bạn đụng vào mũi khi đang chơi. Chảy máu xảy ra thường với lượng rất ít, mặc dù chúng ta có cảm giá như trẻ chảy máu rất nhiều khi thấy máu lan ra đồ trẻ mặc, hoặc thấm ướt khăn giấy, và thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, trung bình khoảng 10 phút.
Một số bệnh có thể gây trẻ dễ chảy máu mũi hơn bình thường, ví dụ như :
• Nếu trẻ có mạch máu nhỏ quá nhạy, dễ vỡ và chảy máu khi tiết trời thay đổi, như khi trời nóng hoặc khô
• Nhiễm trùng tai mũi họng, cảm sổ mũi thông thường
• Dị ứng
• Một số trẻ bị bón, khi trẻ rặn gắng sức nhiều, cũng có thể gây chảy máu mũi.
Cách sơ cứu tại nhà:
Khi trẻ bị chảy máu mũi, máu thường chảy ra phía trước và phía sau chui vào hầu họng. Vì vậy, trẻ có thể rất hoảng sợ vì thấy máu, và vì “nếm phải” vị máu trong miệng. Trẻ có thể nghĩ có chuyện gì đó rất đáng sợ xảy ra. Nếu trẻ khóc, có thể làm tình trạng chảy máu mũi nhiều hơn nữa. Vì vậy, trong trường hợp này, nên bình tĩnh trấn an trẻ rằng như vậy là không sao, và sẽ ổn nhanh thôi, và giúp trẻ mau nín khóc.
Sau đó, các bạn nên làm theo các bước sau: (xem hình minh họa)
• Cho trẻ ngồi thẳng, vị trí dễ chịu, hơi nghiêng người về phía trước
• Dùng ngón tay, khăn giấy, hoặc khăn vải mềm, bóp chặt hai cánh mũi mềm lại với nhau, giữ trong 10 phút (nếu trẻ lớn, bạn có thể cho trẻ tự làm)
• Nếu muốn, bạn có thể đồng thời chườm lạnh sống mũi, hoặc cho một khăn ướt hơi lạnh để lên sống mũi của trẻ, điều này cũng có thể giúp ngưng chảy máu nhanh hơn.
• Nên cho trẻ thử ngậm cục đá, hoặc uống miếng nước lạnh, để trẻ bình tĩnh hơn và đồng thời làm mất vị máu trong miệng trẻ.
• Khuyến khích trẻ nhổ máu ra khỏi miệng, vì máu từ mũi chảy vào hầu họng có thể gây trẻ ói khi nuốt vào, và làm cho chảy máu mũi tệ hơn, kéo dài hơn.
• Điều quan trọng là không nên lâu lâu lại bỏ ngón tay giữ cánh mũi ra, để kiểm tra xem máu hết chảy chưa, vì làm vậy sẽ không hiệu quả. Nên giữ liên tục trong 10 phút (canh đồng hồ nhé). Có thể cho trẻ xem phim hoặc nhạc để giúp trẻ hợp tác ngồi yên.
Khi chảy máu mũi đã được ngưng, nên dạy trẻ không được móc mũi hoặc hỉ mũi mạnh trong 24 giờ đầu. Trẻ cũng không nên chạy nhảy hoặc chơi va chạm mạnh trong vài giờ đầu sau khi cầm chảy máu.
Sau đây là 6 bước thao tác cần làm:






Nếu bạn đã làm đúng cách như thế mà máu mũi không cầm được, hoặc chảy nhiều hơn, hoặc bé đã có tình trạng rối loạn đông máu đã biết từ trước, nên cho bé đi khám bác sĩ để có thể có điều trị chuyên sâu hơn.
Bs. Huyên Thảo.
Nguồn tham khảo:
Royal Children’s Hospital – Kids Health Info: Nosebleeds.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

©2018.Blog Y - Dược
Chịu trách nhiệm :Đinh Văn Thế